Chim cưỡng là loài chim được nhiều người yêu chim cảnh quan tâm bởi chúng có ngoại hình nổi bật và khả năng bắt chước người cực tốt. Để chim phát triển tốt nhất trong quá trình nuôi dưỡng, bạn cần nên biết chim cưỡng ăn gì? Hãy cùng Ăn gì 365 khám phá chế độ ăn của loài chim này nhé.
Đôi nét về chim cưỡng
Chim cưỡng hay còn được gọi với các tên khác như sáo sậu, sáo cổ đen. Là loài chim thuộc họ Sáo, còn có tên khoa học là Gracupica Nigricollis. Chim cà cưỡng là một trong những loài có khả năng bắt chước giọng nói rất điêu luyện.
Đặc điểm chung
Chim cưỡng có kích thước trung bình, dài khoảng 28cm, lớn hơn so với các loài sáo khác như sáo nâu, sáo đá và có trọng lượng từ 150-250g.
Chúng có bộ lông sặc sỡ với vòng cổ đen, đầu trắng, viền mắt màu vàng, mặt bụng trắng và lưng đen hoặc nâu. Đây là đặc điểm dễ nhận biết nhất của chim cưỡng.
Chim cưỡng sở hữu đôi chân to, cao và chắc khỏe giúp chim di chuyển linh hoạt trên cành cây và mặt đất.
Đầu của loài chim này khá thon và nhỏ. Ngoài ra, mỏ của chúng dài nhọn và có cổ dài.
Sinh sản
Chim sáo sậu có mùa sinh sản kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8, Chim cững thường làm tổ trên cây cao, đặc biệt là những cây có tán lá dày để che chắn cho tổ. Tổ được làm bằng cành cây, lá cây, cỏ khô và bùn đất.
Chim mái thường đẻ 3-5 quả trứng mỗi lứa và ấp trứng trong khoảng 12-14 ngày. Khi chim con nở, cả chim trống và chim mái đều tham gia vào việc nuôi dưỡng. Chim con sẽ tập bay sau khoảng 20-25 ngày và trở nên độc lập sau khoảng 40-50 ngày.
Môi trường sống
Chim cưỡng phân bố rộng rãi từ Nam Trung Quốc đến Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và Việt Nam. Hiện Nay, ở Việt Nam được tìm thấy nhiều ở các tỉnh thuộc khu vữ Tây Nguyên.
Chúng dễ dàng bắt gặp ở nhiều khu vực, từ làng quê, khu dân cư, vườn tược cho đến rừng rậm.
Chim cưỡng ăn gì
Chim cưỡng ăn gì? Trong môi trường tự nhiên, chim cưỡng thường thích ăn các loài côn trùng như sâu bọ, châu chấu, cào cảo, ếch nhái, cá,… Ngoài ra, chim cưỡng cũng ăn thêm các loại hạt và hoa quả chín.
Đối với môi trường nuôi nhốt thì vấn đề chim cưỡng ăn những gì cũng không phải là vấn đề quá khó. Những con chim bổi trong thời gian đầu bắt về bạn có thể tập cho nó ăn bột, bạn có thể tập cho nó ăn bằng cách trộn bột với hoa quả chín hoặc các loại côn trùng như cào cào, châu chấu rồi chi nó ăn.
Các con chim non bạn cũng cho ăn bột tương tự như chim, tuy nhiên thay vì trộn chung bột với hoa quả thì bạn có thể hòa chung bột với nước rồi đút cho nó ăn. Cho chim ăn hàng ngày lâu dần chúng sẽ quen và loại đây cũng trở thành món ăn chính của nó.
Ngoài ra, bạn có thể cho chim ăn chuối sứ, bạn có thể cho nó ăn một tuần vài lần. Nếu muốn chim cưỡng có đủ chất đạm bạn có thể bổ sung thêm vào khẩu phần ăn của chúng như trứng kiến, cào cào, thịt bò vun,…Không nên bắt ép chim ăn quá nhiều, hãy luyện tập từ từ thì lớn lên nó mới quen dần với các loại thức ăn này.
Cách nuôi chim cưỡng
Lựa chọn con giống
Nhiều người nuôi chim cảnh thường ưu tiên chọn nuôi chim cưỡng bổi, vì chim bổi thường dễ chăm sóc và huấn luyện hơn chim non.
Theo kinh nghiệm của nhiều người nuôi chim, nên chọn những chú chim khỏe mạnh, có ngoại hình nổi bật. Những con chim bổi trống sẽ được nhiều chọn nuôi vì nó hót sung, khỏe mạnh và hoạt bát.
Lồng nuôi
Chim cưỡng có kích thước nên lồng nuôi chim cưỡng nên rộng rãi, thoải mái để chúng có thể dễ dàng vận động và di chuyển. Nếu lồng nuôi quá chật sẽ dễ khiến chân chúng bị teo và mắc các bệnh liên quan đến vấn đề xương khớp.
Bên trong lồng nên đặt thêm cành cây, đồ chơi và máng ăn, máng nước để tạo môi trường sống tự nhiên cho chim.
Chăm sóc
Ngoài cung cấp nguồn nước và thức ăn đầy đủ chim chim thì bạn cũng cần chú trọng đến vệ sinh lồng nuôi và môi trường sống của chúng. Vệ sinh lồng nuôi chim cưỡng thường xuyên để đảm bảo môi trường sống sạch sẽ cho chim. Loại bỏ phân chim và thức ăn thừa khỏi lồng để tránh vi khuẩn sinh sôi.
Bên cạnh đó, bạn nên cho chúng tắm nắng và tắm mát thường xuyên để giảm nhiệt độ cho chim. Bạn có thể đặt chim ở những vị trí thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Huấn luyện chim cưỡng nói
Chim sáo sậu có khả năng bắt chước tiếng nói rất tốt, bạn có thể huấn luyện chúng nói một số câu đơn giản.
Để chim lưỡng nói được tốt bạn có thể lột lưỡi của chúng 1 tháng/lần. Để lột lưỡi chim bằng dùng móng tay khuể lớp da cứng dưới chót lưỡi chim. Sau khi lột lưỡi chim sẽ cảm thấy đau đớn và có thể bỏ ăn trong vài ngày. Nhưng bạn không cần quá lo lắng, chúng sẽ ăn lại sau khi hết đau.
Khi huấn luyện, bạn nên kiên nhẫn và nhẹ nhàng, tránh la mắng hay đánh đập chim. Nên tập cho chim vào một thời điểm cố định mỗi ngày và sử dụng âm thanh rõ ràng, dễ nghe.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến loài chim cưỡng mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những thông tin trên giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi Chim cưỡng ăn gì một cách chính xác nhất. Nếu còn thắc mắc gì hãy liên hệ với Ăn gì 365 để được giải đáp nha.